Những "khác biệt" về người thuận tay trái Thuận tay trái

Trí thông minh

Một giả thuyết phổ biến cho rằng người thuận tay trái thông minh và sáng tạo hơn người thuận tay phải. Trong khi cộng đồng khoa học vẫn còn bàn cãi về cách làm thế nào để suy diễn cả hai mặt trí thông minh và sức sáng tạo, một số nghiên cứu đã cho thấy một liên hệ nhỏ giữa việc thuận tay trái và thông minh, sáng tạo.

Trong cuốn Right-Hand, Left-Hand (dịch là "Thuận tay phải, thuận tay trái"),[15] Chris McManus thuộc University College London, biện bạch rằng tỉ lệ người thuận tay trái đang tăng và là nhóm người có tỉ lệ thành đạt cao. Ông ta cho rằng bộ não của người thuận tay trái được cấu trúc khác hơn giúp rộng giới hạn của các năng lực và các gen xác định việc thuận tay trái cũng quản lý sự phát triển của các trung tâm ngôn ngữ của não bộ.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hiện có khoảng 11% nam giới và nữ giới trong độ tuổi 15-24 thuận tay trái, trong khi số này chỉ có 3% ở độ tuổi 55-64[16]. McManus nêu lên một số các nhân tố có thể điều hợp việc việc thuận tay trái tăng lên:

  • Những người thuận tay trái đã bị kì thị mãnh liệt trong suốt thế kỉ 18 và 19 và thường bị "thua thiệt" với mọi người.
  • Trong giới người lớn, người thuận tay trái thường bị xã hội xa lánh, kết quả là họ ít lập gia đình và sinh sản ít hơn.
  • Do việc kì thị giảm trong thế kỉ 20, số người tự nhiên thuận tay trái mà vẫn giữ bản năng đó đã tăng.
  • Đối với lứa tuổi làm mẹ, theo thống kê, thì những người mẹ lớn tuổi hơn sẽ có chiều hướng sinh các đứa trẻ thuận tay trái.

McManus cho rằng việc tăng này sẽ có thể dẫn tới việc phát triển trong giới trí tuệ và là một bước nhảy vọt trong thiên tài về toán, thể thao hay nghệ thuật.

Thật là không may, người thuận tay trái có xu hướng quá biểu trưng ở hai thái cực của trí tuệ, một số lớn liệt vào loại "thiên tài"; một số khác nằm vào cực thiếu thông minh vì khuyết tật. Đã có nhiều nghiên cứu dẫn chứng các liên hệ giữa sự thuận tay trái và các khuyết tật loạn năng đọc, cà lăm và chứng tự kỷ cũng như một số khuyết tật khác[cần dẫn nguồn].

Năm 2006, các nhà nghiên cứu ở Cao đẳng LafayetteĐại học Johns Hopkins đã tìm thấy rằng các nam giới thuận tay trái có 15% giàu hơn những người nam giới thuận tay phải trong giới đang theo học cao đẳng, và con số này tăng lên 26% trong giới đã tốt nghiệp. Sự khác nhau về mức thu nhập này vẫn chưa thể giải thích được và dường như không áp dụng cho nữ giới[17].

Cùng với lợi thế về trí thông minh, việc thuận tay trái cũng có một số lợi ích khác bao gồm:

  • Sự phân chia bán cầu não của công việc: điều trước tiên của lý thuyết này là vì việc nói và hoạt động đòi hỏi các kĩ năng năng động tốt; có một bán cầu não thực hiện cả hai sẽ hiệu quả hơn là phân chia chúng ra[cần dẫn nguồn].
  • Lợi thế trong thi đấu: người thuận tay trái có một yếu tố "bất ngờ" trong tranh đấu, bởi vì đa số đều thuận tay phải.

Tuổi thọ thấp?

Thống kê chỉ ra rằng người già dường như ít thuận tay trái hơn là giới trẻ. Tỉ lệ người cao tuổi thuận tay trái giảm mạnh so với sự tăng của lứa tuổi. Tại Mỹ, người thuận tay trái ở lứa tuổi 20 là 12% trong khi ở lứa tuổi 50 chỉ có 5% cho lứa tuổi 80 chỉ còn lại 1%[cần dẫn nguồn].

Các nhà nghiên cứu ngày nay hầu như cho rằng sự khác nhau trên giữa các nhóm tuổi là do việc người cao tuổi hơn dường như có kinh qua áp lực trong việc thay đổi tay thuận, nhân tố này ảnh hưởng tới nhiều thế hệ trẻ. Điều này được hỗ trợ bởi sự thật rằng nhiều nữ giới chuyển tay thuận hơn nam giới và nữ lại có tuổi thọ cao hơn nam. Tuy vậy, lập luận này không thể giải thích được mọi thứ khác và vấn đề "sự biến mất của những người thuận tay trái" thì vẫn là một điều bí ẩn.

Một lý thuyết khác cho rằng một số người thuận tay trái chuyển tay thuận sau này trong đời, do các áp lực về sự thuận tiện của thao tác, hay do "mệnh lệnh sinh học". Thuyết này cũng cho rằng tỉ lệ trẻ em sinh ra thuận tay trái có thể đã đang tăng theo thời gian.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuận tay trái http://www.giftedservices.com.au/visualthinking.ht... http://chealth.canoe.ca/channel_health_news_detail... http://www.scq.ubc.ca/?p=74 http://painting.about.com/library/blpaint/blrightb... http://www.anthonyhempell.com/papers/tetrad/visual... http://www.arty4ever.com/right/brain.htm http://www.commonties.com/blog/2006/09/13/i-was-a-... http://www.merriam-webster.com/dictionary/sinister http://www.nature.com/mp/journal/v12/n12/abs/40020... http://www.nibs.com/Left-hand%20writers.htm